Thai 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Thai 9 tháng là bao nhiêu tuần, bà bầu 9 tháng đã sinh em bé được hay chưa thực tế vẫn là thắc mắc của nhiều người. Chắc hẳn chúng ta đều rất quen thuộc với cụm từ “9 tháng 10 ngày mang thai” nhưng không phải ai cũng để ý và biết được bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần, đặc biệt là ở những mẹ mới lần đầu tiên mang thai. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn bé yêu chuẩn bị chào đời nên chị em nữ giới nên chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, đồng thời chăm sóc sức khỏe của mình một cách đúng đắn. Để tìm hiểu cụ thể lời giải đáp cho những câu hỏi trên, mời bạn đọc cùng Phòng khám Hưng Thịnh theo dõi nội dung bài viết bên dưới đây.
Thai 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Trả lời: 9 tháng tương đương khoảng 39 tuần. Thông thường, một tháng có khoảng 4 tuần, và 9 tháng sẽ là 9 x 4 = 36 tuần. Tuy nhiên, trong việc tính toán tuổi thai, một tháng thường được tính là 4,33 tuần, do đó 9 tháng sẽ xấp xỉ 39 tuần.
Bà bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần tưởng chừng như là một câu hỏi vô cùng đơn giản nhưng thực tế không phải tất cả mọi người đều biết rõ. Đặc biệt điều này có thể gây băn khoăn cho những chị em phụ nữ mới mang thai con đầu lòng, chưa thể lý giải toàn bộ những thắc mắc liên quan đến quá trình thai kỳ cũng như việc sinh nở sau đó.
Giải đáp thắc mắc thai 9 tháng là bao nhiêu tuần, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cho biết bầu 9 tháng không phải là 36 tuần giống như cách tính bình thường mà thực tế sẽ vào khoảng 38 - 39 tuần. Điều này có thể giải thích là bởi để hoàn tất quá trình thụ tinh và phôi thai làm tổ thành công bên trong tử cung người mẹ thì sẽ cần đến thời gian khoảng 2 tuần, chính vì vậy khi nhắc đến thai 9 tháng thì số tuần tuổi chính xác sẽ là từ 38 - 39 tuần.
Thai bao nhiêu tuần là đủ tháng, mặc dù tính theo ngày dự sinh thì thai 40 tuần tuổi mới là đủ ngày nhưng thực chất khi bé yêu đã đạt 38 tuần trở lên cũng đã được coi là thai trưởng thành, có sự phát triển hoàn chỉnh. Vào thời điểm này, nếu như bé yêu ra khỏi tử cung người mẹ thì cũng có thể sống được một cách dễ dàng, thường không gặp phải vấn đề nào.
Các chuyên gia Sản phụ khoa chia sẻ, nếu trẻ được sinh ra khi đã đạt đủ 9 tháng trong bụng mẹ thì nguy cơ xảy ra biến chứng cũng được giảm đi đến mức tối đa. Ngược lại, khi trẻ sinh ra sớm hơn hay thậm chí là muộn hơn thì khả năng gặp rủi ro liên quan đến sức khỏe cũng sẽ tăng lên ở một mức độ nào đó tùy từng trường hợp cụ thể.
Dưới đây là thông tin về thời điểm sinh nở của thai phụ mà bạn nên tham khảo để nắm bắt:
- Trường hợp sinh trước 37 tuần được gọi là sinh non.
- Trường hợp sinh trong khoảng từ 37 - 38 tuần tuổi thai được gọi là sinh sớm.
- Trẻ sinh ra trong khoảng thời gian từ 39 - 40 tuần là sinh đủ tháng.
- Trẻ được sinh ở tuần thứ 41 của thai kỳ được gọi là sinh cuối thời hạn.
- Trường hợp sinh từ tuần thứ 42 trở lên sẽ là sinh già tháng.
Thời gian sinh nở của mỗi người sẽ không hoàn toàn giống nhau do có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, điển hình là cơ địa, tâm lý của thai phụ, sinh con lần đầu hay đã là lần 2, lần 3… Nhìn chung, bạn không nên quá lo lắng vì việc sinh sớm hơn từ 1 - 2 tuần so với thời gian đủ tháng cũng là điều bình thường, trẻ sẽ không gặp quá nhiều tác động về sức khỏe.
Hình ảnh thai 9 tháng phát triển như thế nào?
Bên cạnh thắc mắc thai 9 tháng là bao nhiêu tuần, nhiều mẹ bầu cũng muốn tìm hiểu về sự phát triển của con yêu trong giai đoạn này. Cụ thể, vào thời điểm tháng thứ 9 của thai kỳ thì bé yêu sẽ có những sự thay đổi như dưới đây:
- Thai nhi tuần thứ 37: Ở tuần thứ 37 của thai kỳ, thai nhi sẽ tăng thêm khoảng 30g mỗi ngày, thường đã quay đầu và dần húc về đằng xương chậu của mẹ. Trên cơ thể thai nhi lúc này xuất hiện lớp sáp màu trắng giúp bảo vệ da (caseosa vernix). Nếu bé sinh ra trong thời điểm này sẽ là sinh sớm nhưng không ảnh hưởng nhiều sức khỏe.
- Thai nhi tuần thứ 38: Đây là giai đoạn “vượt cạn” đang dần đến gần hơn, thai nhi lúc này trông đã gần như giống trẻ sơ sinh. Vào 2 tuần kế tiếp, sự phát triển của bộ não và phổi sẽ đầy đủ hơn. Lớp mỡ nằm ở dưới da của bé sẽ dày thêm một chút với tác dụng duy trì thân nhiệt ổn định khi em bé được chào đời.
- Thai nhi tuần thứ 39: Thai nhi đã được coi là đủ ngày đủ tháng để chào đời, tuy nhiên một vài trường hợp bé vẫn chưa thật sự sẵn sàng ra khỏi tử cung của mẹ. Vào giai đoạn này, những hoạt động của bé như hít thở, mút tay, khóc, bú, bài tiết, tiêu hóa… được diễn ra một cách tự nhiên cho tới khi em bé ra đời.
- Thai nhi tuần thứ 40: Thông thường, thai nhi 40 tuần tuổi sẽ có kích thước bằng với quả bí ngô to, bé đã hoàn thiện quá trình phát triển về thể chất nhưng lượng chất béo vẫn sẽ được tiếp tục sản sinh ra, đóng vai trò cần thiết đối với cơ thể giúp điều chỉnh thân nhiệt của bé khi chào đời.
Sự thay đổi của mẹ bầu ở tháng thứ 9 thai kỳ
Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có sự thay đổi “chóng mặt” ở từng tháng, từng giai đoạn theo sự phát triển của thai nhi, cũng như chuẩn bị cho việc sinh nở khi em bé đã đủ ngày đủ tháng. Đặc biệt là bà bầu 9 tháng - tháng cuối cùng trong hành trình mang thai đầy vất vả. Thai 9 tháng là bao nhiêu tuần và phát triển như thế nào đã có lời giải đáp ở những phần trước, vậy giai đoạn này cơ thể mẹ thay đổi ra sao liệu bạn đã biết hay chưa?
- Trọng lượng của bé yêu tiếp tục phát triển nhanh chóng ở thời điểm này, đồng thời lượng nước ối gia tăng nên cũng chính vì vậy mà cân nặng của bà bầu sẽ đạt tới mức đỉnh điểm.
- Vùng bụng xuất hiện các vết rạn da rõ ràng và đậm nét hơn trước.
- Triệu chứng đau mỏi vùng lưng có tần suất tăng lên, vì thế bà bầu 9 tháng nên dành ra thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, không hoạt động mạnh mà chỉ nên vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng để có sức khỏe cho hành trình “vượt cạn” sắp tới.
- Thai nhi phát triển lớn gây chèn ép lên dạ dày khiến mẹ bầu không ăn uống được nhiều trong 1 bữa. Cách giải quyết là bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa sẽ ăn một ít giúp đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mình và bé yêu.
- Thành tử cung sẽ càng ngày càng mỏng đi theo sự phát triển của thai nhi trong bụng, bởi vậy mà mỗi lần bé yêu cử động thì mẹ có thể cảm nhận một cách tương đối rõ bàn tay, chân hoặc thậm chí là đầu gối của con.
- Đôi khi mẹ bầu có thể cảm thấy một vài cơn co thắt nhẹ vùng bụng, tuy nhiên bạn cũng không cần phải lo lắng quá mức vì đây thường chỉ là tình trạng co thắt giả giúp cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho lần chuyển dạ thật sự sắp tới.
Lưu ý cần biết trong chế độ chăm sóc bà bầu 9 tháng
Theo các chuyên gia, chế độ chăm sóc cho mẹ bầu ở tháng thứ 9 của thai kỳ là việc cần được lưu ý. Điều này nhằm đảm bảo cho cả người mẹ có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” và em bé sẵn sàng chào đời. Cụ thể, những lưu ý mà chị em phụ nữ cũng như người thân trong gia đình nên nắm được khi chăm sóc mẹ bầu 9 tháng bao gồm:
Về chế độ dinh dưỡng
Thực đơn của mẹ bầu trong giai đoạn này nên đảm bảo đủ và giàu chất dinh dưỡng với những nhóm thực phẩm cần thiết như dưới đây:
- Thực phẩm giàu protein: Thịt, cá, tôm, các loại đậu, bí đỏ, trứng, sữa, quả bơ… giúp cung cấp năng lượng cho cả mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
- Thực phẩm giàu DHA: Cá hồi, ngũ cốc, đậu hũ, bơ đậu phộng, hạt bí…
- Thực phẩm giàu axit folic: Bạn nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây có chứa thành phần axit folic dồi dào để hỗ trợ quá trình hình thành cấu trúc DNA cho thai nhi và phòng ngừa các dị tật bẩm sinh.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ cũng có mặt trong các loại rau xanh, hoa quả tươi, các loại đậu, gạo lứt… giúp bà bầu tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.
- Thực phẩm giàu khoáng chất: Một số loại khoáng chất cần thiết khác cho mẹ bầu và thai nhi luôn được khỏe mạnh như magie, sắt, canxi… thường có mặt trong thịt bò, rau cải bó xôi, sữa, hạnh nhân, yến mạch…
Bên cạnh đó, bà bầu tháng thứ 9 cũng cần phải tránh ăn những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn sống, đồ tái, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, bia rượu và các đồ uống có cồn khác, các chất kích thích…
Về chế độ sinh hoạt
Ngoài việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất cho mẹ bầu ở tháng thứ 9 cũng vô cùng quan trọng. Cụ thể:
- Giữ tâm lý thoải mái: Bạn cần tránh tâm lý quá sợ hãi hay lo lắng, thay vào đó hãy trò chuyện cùng mọi người, nghe nhạc và xem những bộ phim yêu thích hoặc đọc sách về việc chăm sóc em bé để duy trì tinh thần thư giãn, vui vẻ thoải mái.
- Tập thở đúng cách: Thai nhi ở tháng thứ 9 đã phát triển lớn nên sẽ khiến việc di chuyển và thở của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn hơn trước. Lời khuyên cho bạn là nên tìm hiểu cách thở cho bà bầu sao cho đúng và áp dụng cho mình.
- Khám thai đúng thời điểm: Chị em phụ nữ mang thai tháng thứ 9 cần tiến hành khám thai thường xuyên mỗi tuần 1 lần. Đây là việc làm cần thiết giúp cho bác sĩ theo dõi sức khỏe thai phụ tốt hơn và nhận định kịp thời các dấu hiệu báo sinh.
- Vận động cơ thể: Mặc dù cần nghỉ ngơi nhiều tránh mệt mỏi, khó chịu nhưng không đồng nghĩa với việc bà bầu 9 tháng chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ thời gian dài. Bạn nên tham khảo các lớp Yoga phù hợp hoặc đi bộ nhẹ nhàng để vừa nâng cao sức khỏe, giảm bớt đau nhức, vừa cải thiện tâm trạng và giúp chuyển dạ thuận lợi hơn.
- Lựa chọn tư thế ngủ: Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái, tránh nằm ngửa hay nghiêng phải giúp bảo vệ cho phần bụng và giảm bớt các tác động lực từ bên ngoài, đồng thời còn giúp máu lưu thông được tốt hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Như vậy, thắc mắc thai 9 tháng là bao nhiêu tuần cùng một số vấn đề cần biết khác đã được đội ngũ các chuyên gia về sản phụ khoa của chúng tôi chia sẻ trên đây. Bà bầu 9 tháng và những người thân trong gia đình chắc hẳn đang rất mong ngóng đến thời điểm bé yêu chào đời. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như có quá trình “vượt cạn” thuận lợi sắp tới, chị em nên chủ động tìm hiểu các thông tin quan trọng và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, có kế hoạch chăm sóc hiệu quả. Chúc bạn và con yêu luôn khỏe mạnh!