Ra máu báo thai thử que được chưa? Có thể thử que được không
Máu báo thai là một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên, còn có tên gọi khác là máu “hỉ”. Mang thai là bước ngoặt lớn đối với nhiều phụ nữ trong gia đình và giúp người mẹ chuẩn bị hành trang cũng như tinh thần để có một thai kỳ diễn ra mạnh khỏe. Tuy nhiên, có nhiều chị em hoang mang khi có máu báo thai nhưng khi thử que, kết quả lại là âm tính. Cũng có nhiều trường hợp chị em không biết chính xác đây là tình trạng gì và tỏ ra vô cùng lo lắng bất an. Để trả lời thắc mắc máu báo thai là gì xuất hiện khi nào, cùng Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về tình trạng này.
Máu báo thai là gì?
Máu báo thai là hiện tượng sớm nhất cho biết việc đã thụ thai thành công bởi trứng đã được thụ với tinh trùng và làm tổ. Lúc này, trứng và tinh trùng gặp nhau, tạo thành hợp tử, phát triển thành phôi thai, bắt đầu di chuyển xuống âm đạo. Tại vị trí phôi thai làm tổ trong niêm mạc tử cung khiến niêm mạc tử cung bong ra và gây xuất huyết. Niêm mạc tử cung càng bị tổn thương thì máu báo thai xuất hiện càng lớn khi có người chỉ nhỏ vài giọt, có người lại nhiều như máu kinh. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ khi mới mang thai đều xuất hiện tình trạng máu báo thai bởi theo nghiên cứu, có chưa đến ¼ phụ nữ mang thai gặp tình trạng này. Vì vậy, đây là cách có thai dễ dàng được nhận biết nhất.
Máu báo thai thường có trong bao lâu?
Máu báo thai có từ khi nào là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Việc xuất hiện máu báo thai còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Thông thường sau từ khoảng 1 đến 2 tuần kể từ khi quan hệ, nếu được thụ thai thành công thì máu thai thì máu báo thai xuất hiện. Tuy nhiên do lượng máu báo thai rất ít nên nhiều chị em phụ nữ có thể nhầm lẫn và không để ý.
Vậy máu báo thai mấy ngày mới hết? Thật khó để có câu trả lời chính xác bởi tình trạng máu báo thai xuất hiện ở từng người phụ nữ khi có cơ địa khác nhau. Thông thường, máu báo thai xuất hiện trong khoảng 1-2 ngày và tối đa là 4 ngày. Nhiều chị em cũng thường nhầm lẫn với máu báo thai với máu kinh nguyệt bởi chúng khá giống nhau. Vì vậy, điều quan trọng là cần nhận biết rõ tình trạng hoàn toàn bình thường của máu báo thai và máu kinh nguyệt để có sự chuẩn bị cho một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
Có máu báo, thai đã vào tử cung chưa? Xuất huyết là hiện tượng thường thấy khi phôi làm tổ, là dấu hiệu thai đã vào tử cung dễ nhận biết nhất. Do niêm mạc tử cung giàu máu và dưỡng chất nên khi phôi thai tiến hành làm tổ tại tử cung sẽ gây nên tình trạng máu báo thai.
Ra máu báo thai thử que được chưa?
Có máu báo thai thử que được chưa là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ. Khi gặp tình trạng máu báo thai, chị em có thể đi xét nghiệm, siêu âm để biết bản thân có thai hay không. Nếu trường hợp que thử thai âm tính, chị em cũng không nên buồn mà sinh ra trạng thái lo lắng. Có thể trong trường hợp này, thai nhi chỉ mới triển và nồng độ HCG quá thấp khiến que thử thai không xuất hiện dương tính. Vì vậy, khi xuất hiện máu báo thai, nên bình tĩnh để kiểm tra lại.
Để có kết quả kiểm tra chính xác nhất, chị em nên xét nghiệm nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng khi mới ngủ dậy nhằm đảm bảo lượng hormone HCG đủ để thực hiện xét nghiệm. Nếu sau khi sử dụng que thử thai mà không có hiện tượng bất thường gì như ra máu, đau bụng thì rất có thể đây chỉ là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt bình thường.
Ngoài cách kiểm tra trên, chị em có thể nhận biết những dấu hiệu có thai bằng những thay đổi thường thấy khi đã mang bầu như: ốm nghén, cơ thể mệt mỏi, trễ kinh và thèm ăn.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp que thử thai xuất hiện 1 vạch mặc dù có đầy đủ những triệu chứng mang thai có thể kể đến như:
- Que thử thai cho kết quả chưa chính xác bởi máu báo thai xuất hiện khá sớm nên lượng hormone HCG chưa được sản sinh nhiều.
- Do nhầm lẫn với kinh nguyệt hoặc tình trạng chảy máu do một số bệnh lý âm đạo.
- Sử dụng que thử thai sai cách khi chưa thực hiện đúng theo hướng dẫn hoặc do ảnh hưởng của một số loại thuốc khiến kết quả không chính xác.
Có máu báo thai đi siêu âm được chưa?
Ra máu báo thai đi siêu âm được chưa là băn khoăn và thắc mắc của nhiều chị em. Theo các chuyên gia bác sĩ chuyên khoa, túi thai sẽ xuất hiện sớm nhất là 4, 5 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng khi kiểm tra bằng phương pháp siêu âm đầu dò. Khoảng thời gian này sẽ tương đương với việc chậm kinh khoảng 3 đến 5 ngày. Vì vậy, chị em nên đợi tối thiểu 6 tuần (kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) thì nên đi siêu âm để biết chính xác hình ảnh rõ ràng, chi tiết của thai nhi đang phát triển trong bụng. Ngoài ra, việc siêu âm lúc này cũng phát hiện được nhịp tim của thai nhi nên thai phụ hoàn toàn yên tâm.
Có rất nhiều chị em nôn nóng khi ra máu báo thai muốn đi siêu âm nhanh chóng. Nhưng đi siêu âm vào khoảng thời gian quá sớm kết quả sẽ không chính xác bởi thai nhi còn quá nhỏ. Việc siêu âm khi thai còn quá nhỏ khiến gây ra những lo lắng về tình trạng thai ngoài tử cung và ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe chị em.
Việc siêu âm lần đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình chăm sóc đầu tiên của thai kỳ. Mục đích của việc siêu âm lần đầu giúp:
- Xác định chắc chắn có thai hay chưa.
- Xác định thai đã vào trong tử cung hay chưa, loại trừ những trường hợp mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Kiểm tra nhịp tim của em bé.
- Xác định tuần thai và dự đoán em bé chào đời.
Máu báo thai khác máu kinh nguyệt như thế nào?
Nhìn chung, máu báo thai và máu kinh nguyệt đều chảy qua âm đạo, có màu sắc tương đồng nên chị em thường nhầm tưởng giữa hai hiện tượng ra máu này. Việc nhầm lẫn này khiến chị em không chăm sóc thai kỳ đúng mực và để lại hậu quả đáng tiếc cho thai nhi cũng như mẹ bầu trong thời gian đầu của thai kỳ. Dưới đây là những cách phân biệt hai hiện tượng ra máu chị em cần lưu ý.
Số lượng
Máu báo thai xuất hiện với số lượng ít và nhỏ giọt, đều đặn hàng ngày.
Máu kinh xuất hiện với số lượng nhiều hơn và khoảng 50ml máu/lần hành kinh. Máu kinh xuất hiện nhiều vào những ngày đầu và ít dần về những ngày sau.
Thời gian
Thông thường, máu báo thai kéo dài từ 2-4 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chị em chỉ thấy xuất hiện trong vòng 1 ngày,
Máu kinh nguyệt có thời gian từ 3-5 ngày, nhiều chị em bị rong kinh thường bị từ 5-7 ngày.
Tính chất
Máu báo thai tiết ra với số lượng ít, lấm tấm nhỏ, màu hồng nhạt và không có chất nhầy ở cổ tử cung, không có cục máu đông. Nếu trong thời gian máu báo thai xuất hiện, nếu sức khỏe của chị em ổn định thì hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, việc xuất hiện máu báo thai màu đỏ tươi kèm đau bụng dữ dội, thân nhiệt tăng thì đây có thể là dấu hiệu của việc sảy thai.
Máu kinh ra nhiều, có màu đỏ sẫm, vón cục và nhầy. So với máu bào thai, chị em trước kỳ kinh nguyệt 3-5 ngày chị em tiết nhiều dịch không mùi, kèm theo đau lưng, đau vùng xương chậu. Trong thời gian hành kinh, chị em gặp phải tình trạng đau bụng dữ dội.
Những triệu chứng đi kèm
Một đặc điểm mà chị em nào cũng có thể nhận đấy đó là tình trạng đau bụng dữ dội, tùy theo cơ địa của chị em mà có thể là đau âm ỉ đau bụng dữ dội kèm theo máu kinh. Thời điểm trước hành kinh, chị em có thể nhận thấy tình trạng khí hư ra nhiều có màu trắng hoặc ngả vàng do nội tiết tố thay đổi.
Khi máu báo thai xuất hiện, không kèm hiện tượng đau bụng. Tuy nhiên, những triệu chứng khi mang thai lần đầu có thể nhận thấy như tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị ăn uống, nhạy cảm với mùi…
Chị em nên lưu ý với những trường hợp xuất hiện máu báo thai nhưng que thử thai chỉ hiển thị 1 vạch. Ngoài ra, còn có những triệu chứng nghi ngờ mang thai khác thì nên xét nghiệm lại sau 1 tuần khi nồng độ hormone HCG ở mức cao hơn. Ngoài hai khả năng ra máu báo thai và máu kinh nguyệt, tình trạng chảy máu âm đạo cũng bắt nguồn từ một số bệnh lý hoặc mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai… Chị em nên đến các cơ sở y tế để biết rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Cần làm gì khi ra máu báo thai?
Khi máu báo thai xuất hiện, chị em nên sử dụng băng vệ sinh và theo dõi những dấu hiệu của máu báo thai. Chị em cần chú ý quan sát các đặc điểm như màu sắc, số lượng để xem có những bất thường gì hay không. Mặc dù máu báo thai là hiện tượng bình thường nhưng có thể gây nên những tình trạng sau đây:
- Ra máu âm đạo, đau bụng quằn quại và có hiện tượng sốt cao. Trong trường hợp này chị em nên đi khám nhanh chóng bởi rất có thể là nguy cơ sảy thai hoặc động thai.
- Tình trạng ra máu âm đạo cùng với những triệu chứng của chuột rút, chị em nên kiểm tra ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
- Ra máu âm đạo còn có thể là do những dấu hiệu một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Hướng dẫn cách chăm sóc mẹ bầu khi mang thai giai đoạn đầu
Khi có những biểu hiện mang thai, que thử thai lên hai vạch thì rất có thể chị em đang mang thai. Lúc này, chị em nên thu xếp thời gian, đến bệnh viện để thăm khám sớm nhằm kiểm tra tình trạng thai nhi có ổn hay không. Mốc thăm khám đầu tiên giúp mẹ xác định thai đã vào tử cung hay chưa, tính tuổi dự sinh và tuổi thai, thai có túi ối hay chưa…
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em nên thực hiện những điều sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ những dưỡng chất là điều cần thiết giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên ăn đa dạng các loại thực phẩm hấp thụ được cả chất đường bột, chất béo, chất đạm cũng như không nên kiêng khem quá nhiều. Ngoài ra, chị em cũng nên chú ý bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn mỗi bữa, tránh tình trạng táo bón.
Ngoài những dung nạp chất dinh dưỡng qua thực phẩm, chị em cũng nên bổ sung một số chất như: canxi, sắt, kẽm, axit folic giúp hỗ trợ toàn diện sức khỏe mẹ và em bé, giúp mẹ bầu tránh những triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt và thiếu máu khi mang thai.
Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong ba tháng đầu có thể kể đến như: dứa, đu đủ xanh, rau răm bởi đây là những thực phẩm khiến tử cung co thắt và tăng nguy cơ sảy thai.
Vận động nhẹ nhàng trong những tháng đầu thai kỳ
Tập luyện là hoạt động vô cùng hữu ích, giúp tăng cường sức khỏe và giải tỏa căng thẳng. Một số bộ môn thể dục hữu ích cho mẹ bầu có thể kể đến như đi bộ nhẹ nhàng, yoga, bơi lội. Mẹ bầu nên cố gắng dành thời gian tập luyện và thư giãn mỗi ngày giúp tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng, mệt mỏi.
Ngoài ra, thai phụ nên tránh những hoạt động như mang vác vật nặng, chạy nhảy ở nơi trơn trượt, cưỡi ngựa, trượt patin.. là những hoạt động làm ảnh hưởng đến thai nhi, gây nguy cơ động thai mà mẹ bầu nên tránh.
Khám thai định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ khi mang thai là việc rất quan trọng nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng. Phụ nữ mang thai không nên bỏ qua những tuần thai quan trọng như: tuần 8-13, tuần 16-22, tuần 28-32 và tuần 36.
Một vài câu hỏi thường gặp về máu báo thai
- Có phải ai cũng có máu báo thai hay không?
Nhìn chung, không phải chị em nào có thai cũng ra máu báo thai. Theo số liệu thống kê thực tế, chỉ có khoảng 15-20% chị em phụ nữ gặp hiện tượng này nên bạn không cần phải lo lắng quá. Thực tế, có nhiều chị em lo lắng tại sao không có máu báo thai bởi có thai hay không có thể căn cứ vào nhiều dấu hiệu khác như chậm kinh, ốm nghén…
- Hiện tượng máu báo thai dọa sảy xuất hiện như thế nào?
Máu báo thai và máu dọa sảy là điều khiến mẹ bầu lo lắng bởi thai nhi vẫn còn phát triển trong buồng tử cung nhưng thai phụ lại có những triệu chứng đau bụng và ra máu. Tình trạng máu dọa sảy thai ban đầu sẽ có hiện tượng nhỏ giọt, sau đó nhiều hơn và kéo dài khoảng 3-5 giờ. Màu sắc của máu dọa sảy ban đầu có màu hồng sau đó chuyển sang màu đỏ rồi dần dần chuyển sang màu nâu. Khi máu được đưa ra ngoài cơ thể là máu đỏ tươi và máu bị ứ lại trong cơ thể là máu nâu. Nguy hiểm nhất của việc dọa sảy thai là chị em gặp phải tình trạng này là sảy thai. Thai nhi sẽ bị tử cung tăng co bóp và đẩy ra ngoài một cách nhẹ nhàng.
Để nhận biết được tình trạng dọa sảy thai, chị em cầm phân biệt được:
- Dọa sảy thai khi máu ra ít, kèm theo tình trạng chuột rút, đau lưng kéo dài trong vài ngày.
- Sảy thai không hoàn toàn khi máu âm đạo xuất hiện kèm chuột rút nặng, đau lưng và đau bụng.
- Sảy thai hoàn toàn khi máu ra đột ngột theo từng cơn co tử cung khiến bào thai bị đẩy ra ngoài tử cung.
- Thai chết lưu là hiện tượng khó nhận biết khi thai đã hỏng nhưng còn nằm trong tử cung, những triệu chứng ốm nghén đã hết và tim thai không còn đập.
- Sảy thai băng huyết khi máu ra với số lượng lớn, xuất hiện kèm cục máu đông và chất nhầy hồng hoặc xám
- Máu báo thai có mảnh vụn không?
Khác với máu của kinh nguyệt, máu báo thai không có mảnh vụn, không có cục máu đông, không có lẫn dịch nhầy.
- Ra máu báo thai sắp sinh như thế nào?
Máu báo thai sắp sinh là giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ và mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Do giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của người mẹ bắt đầu co thắt khiến cổ tử cung mỏng, giãn nở và gây tiết dịch nhờn với các sợi máu đỏ.
Một số đặc điểm của máu báo sinh là:
- Số lượng máu ít và có vệt hồng khi nhìn thấy ở đáy quần lót.
- Máu có màu đỏ hoặc màu nâu, tiết ra cùng với dịch nhờn âm đạo.
Thông thường, rất khó để xác định sau bao lâu thai phụ mới sinh bởi còn phụ thuộc vào cơ địa. Có một số trường hợp thai phụ ra máu báo thai rồi sinh ngay sau vài tiếng, cũng có trường hợp thai phụ sau 1-2 tuần mới sinh. Thai phụ không nên quá lo lắng và cuống cuồng, tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra nhanh chóng.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về máu báo thai và những thông tin liên quan như máu báo thai bao lâu mới biết, thử que và siêu âm được chưa. Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần theo dõi những dấu hiệu máu báo thai để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như em bé. Nếu còn những thông tin thắc mắc về máu báo thai, xin liên hệ đến hotline… để được đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa tư vấn nhanh chóng.