Bệnh tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, cách chữa

Ngày
1/8/2024 10:55

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể và có nhiều chức năng quan trọng. Chúng ta thường xuyên nghe về tuyến giáp nhưng lại chưa biết tuyến giáp nằm ở đâu, có chức năng gì trong cơ thể. Hiện nay, các bệnh lý tuyến giáp vô cùng phổ biến khi có nhiều người mắc phải nhưng lại thường bị chẩn đoán chậm. Điều này khiến cho việc điều trị tuyến giáp khó khăn hơn. Vậy bệnh tuyến giáp là gì, bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không, cùng theo Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh dõi bài viết để tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nằm phía trước cổ, có hình con bướm và là nơi sản xuất hormone giúp tác động đến các chức năng của cơ thể như tâm trạng, nhiệt độ, cơ thể, tiêu hóa, cân nặng... Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ là tình trạng tuyến giáp sản sinh quá ít hoặc quá nhiều hormone, gây nên tình trạng rối loạn và mất cân bằng hormone tuyến giáp. Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone sẽ dẫn đến nhịp độ bình thường của cơ thể bị ảnh hưởng và dẫn đến suy giáp. Trái lại, nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone sẽ dẫn đến bệnh cường giáp.

Theo nghiên cứu, những người trong độ tuổi từ 18-64 chiếm đến 30% tổng số ca mắc bệnh tuyến giáp. Tỷ lệ này sẽ tăng lên theo tuổi, với phụ nữ tỷ lệ mắc các bệnh tuyến giáp cao hơn so với nam giới rất nhiều lần. Ngoài ra, những người có nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp cao có các yếu tố dưới đây:

  • Người thân có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp.
  • Mắc một số các bệnh như thiếu máu ác tính, đái tháo đường type 1, viêm khớp dạng thấp…
  • Người trên 60 tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao.  
  • Sử dụng thuốc có nhiều iod.
  • Từng điều trị ung thư hoặc các bệnh lý tuyến giáp.

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp

Nguyên nhân gây nên các bệnh lý tuyến giáp rất đa dạng. Trong đó, suy giáp và cường giáp là hai nguyên nhân phổ biến, được  hình thành từ những yếu tố khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp
Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp

Những nguyên nhân gây bệnh lý suy giáp

Những nguyên nhân gây nên bệnh suy giáp bao gồm:

  • Bệnh lý tự miễn Hashimoto là nguyên nhân gây suy giáp. Đây là hội chứng rối loạn tự miễn dịch và xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô khỏe mạnh.
  • Trải qua quá trình phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật cắt toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp làm giảm khả năng sản xuất hormone.
  • Bức xạ nằm trong vùng đầu và cổ có thể khiến ảnh hưởng đến tuyến giáp và gây nên tình trạng suy giáp.
  • Viêm tuyến giáp xảy ra trong tình trạng tuyến giáp bị nhiễm trùng và rối loạn tự miễn dịch hoặc các bệnh khác. Tất cả các hormone có thể kích hoạt tuyến giáp cùng một lúc khiến tuyến giáp hoạt động hết công suất nhưng sau đó lại hoạt động kém.
  • Một số loại thuốc sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần hoặc các thuốc điều trị trầm cảm sẽ dẫn đến suy giáp.
  • Các chất độc hại như chì, thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu có thể gây ra tình trạng suy giáp.
  • Người mắc các bệnh lý tiểu đường, lupus, viêm gan B, C hay viêm khớp dễ mắc các bệnh suy giáp hơn.

Những nguyên nhân gây bệnh lý cường giáp

Những nguyên nhân gây bệnh cường giáp gồm:

  • Bệnh basedow gây nên tình trạng tiết quá nhiều hormone tuyến giáp do các tự kháng thể trong máu kích hoạt tuyến giáp. Loại cường giáp này xu hướng phát triển trong gia đình và xảy ra nhiều ở phụ nữ từ 20-50 tuổi.
  • Tuyến giáp bị viêm dẫn đến hormone dự trữ tuyến giáp rò rỉ ra ngoài và gây nên tình trạng phá hủy cấu trúc thông thường của tuyến giáp. Bệnh lý cường giáp có thể kéo dài đến 3 tháng và cấu trúc mô học của tuyến giáp sẽ trở lại hoạt động bình thường. Sau đó, tuyến giáp của bạn sẽ trở nên kém hoạt động và diễn ra tình trạng suy giáp.
  • Sử dụng quá nhiều i – ốt khiến tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp và ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ tuyến giáp tạo ra. Một số loại thuốc chứa nhiều i - ốt, rong biển và các sản phẩm bổ sung từ rong biển.
  • Lạm dụng các hormone tuyến giáp trong quá trình điều trị các bệnh lý khác nhau có thể dẫn đến sự sản xuất của hormon tuyến giáp.

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động bình thường khiến cơ thể luôn luôn ổn định. Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, việc nhận biết bệnh sớm giúp có hướng điều trị kịp thời là điều hoàn toàn cần thiết. Những triệu chứng bệnh tuyến giáp thường gặp phải là:

Sưng và bướu cổ

Các bệnh lý về tuyến giáp thường đi với những biểu hiện rõ ràng và tình trạng này thường gây ra tình trạng khó nói chuyện, khàn cổ, khó hô hấp. Tình trạng tuyến giáp tăng cường hoạt động diễn ra trong thời gian dài sẽ hình thành bướu cổ.

Ngoài ra, vi khuẩn tấn công vào tuyến giáp sẽ gây viêm và biểu hiện bằng hình ảnh cổ sưng và đỏ. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, khi xuất hiện những triệu chứng sưng hoặc bướu cổ cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám nhanh chóng.

Thay đổi cân nặng

Khi gặp phải bệnh cường giáp, mặc dù thực hiện việc ăn uống đầy đủ nhưng việc sản sinh không ngừng các tế bào trong cơ thể khiến giảm cân một cách đáng kể. Ngược lại, nếu mắc phải bệnh suy giáp khiến hormone tuyến giáp không đủ gây nên tình trạng các tế bào hoạt động nhiều, làm năng lượng từ thực phẩm cung cấp cho cơ thể không được tiêu hao gây tăng cân.

Nếu bạn đang có cân nặng thay đổi bất thường mà không phải do chế độ ăn uống thì đây có thể là bệnh liên quan đến tuyến giáp.

Tóc gãy rụng

Khi sản xuất hormone bị thay đổi dẫn đến ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau trong cơ thể. Các bệnh về tuyến giáp có thể gây rụng tóc nặng nếu không được điều trị. Rụng tóc là tình trạng miễn dịch tự nhiên thường thấy ở các bệnh tuyến giáp gây ra tình trạng rụng tóc rời rạc hoặc từng mảng.  Theo thời gian, tình trạng này có thể gây hói đầu, các bệnh tự miễn và bệnh khác như lupus ban đỏ, hội chứng buồng trứng đa nang.

Rối loạn kinh nguyệt

Bệnh tuyến giáp gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt khi tiết quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp có thể gây ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt từ nhẹ đến nặng. Phụ nữ thiếu hormone tuyến giáp có thể gây ra tình trạng đa kinh, rong kinh, ngược lại nếu thừa hormone tuyến giáp sẽ gây ra tình trạng ít kinh, vô kinh.

Bên cạnh đó, bệnh lý tuyến giáp còn có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bởi khiến trứng khó rụng hơn và khiến người bệnh khó thụ thai.

Giảm ham muốn

Các bệnh về tuyến giáp gây ảnh hưởng trực tiếp đến hormone nên bệnh nhân cần điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Bệnh nếu phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố, gây ra những ảnh hưởng đến chuyện chăn gối khiến người bệnh giảm ham muốn.

Tăng huyết áp

Huyết áp là nơi sản sinh ra nhiều hormone cần thiết cho cơ thể, trong đó nhiều hormone có vai trò kiểm soát huyết áp. Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp có thể khiến áp lực máu thay đổi và gây nên tình trạng tăng huyết áp. Lúc này, cơ thể cần giải phóng hormone adrenaline nhiều hơn, tim phải bơm nhiều máu đến cơ quan này và gây tăng huyết áp đột ngột.

Mệt mỏi, lo âu

Các bệnh lý tuyến giáp ban đầu thường không biểu hiện ra bên ngoài nhưng cơ thể đã có tình trạng mệt mỏi. Một số người lầm tưởng rằng đây là dấu hiệu suy nhược, ngủ không đủ giấc. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi lo âu khiến ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lâu dài của cơ thể khi luôn thấy khó chịu và mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh stress, gây nên ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và tuyến giáp nói riêng.

Các bệnh về đường tiêu hóa

Những tế bào ở hệ tiêu hóa sẽ tăng cường hoạt động và làm thức ăn đi ngang qua ruột non và ruột già nhanh hơn so với bình thường. Tình trạng ruột già không thể hấp thu được nước và khiến phần chất thải chứa nhiều nước gây ra tình trạng tiêu chảy.

Không chỉ vậy, tình trạng nhu động ruột tăng khiến các tế bào hệ tiêu hóa tăng hoạt động. Điều này sẽ làm cho hệ thống tiêu hóa bị kích thích và làm kích thích hệ thần kinh ở vùng này gây ra cả triệu chứng đau bụng.

Mất ngủ

Sự thay đổi trong quá trình sản xuất hormone của cơ thể do bệnh lý tuyến giáp khiến ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng mất ngủ về đêm khiến người bệnh trằn trọc, mệt mỏi, uể oải và kiệt sức. Khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh trầm cảm, sụt cân và kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như tiểu đường, tăng huyết áp.

Đau cơ, đau xương khớp

Nếu bạn đang mắc một số bệnh về suy giáp, có thể xuất hiện tình trạng tê ngứa cánh tay. Trái lại, nếu mắc bệnh cường giáp, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và cứng khớp, khó phối hợp giữa các chi.

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp
Dấu hiệu bệnh tuyến giáp

Các bệnh tuyến giáp thường gặp

Những bệnh lý tuyến giáp có thể khởi phát khi những chức năng của tuyến giáp xuất hiện những bất thường. Dưới đây là những bệnh tuyến giáp phổ biến:

Suy giáp

Suy giáp có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi khi đây là tình trạng không tạo ra đủ hormone khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm. Tỷ lệ suy giáp ở nữ giới là 2%, trong khi đó con số này ở nam giới là 0,1%.

Suy giáp bẩm sinh khi cứ khoảng 4000 trẻ sơ sinh sẽ có 1 trẻ bị mắc bệnh. Những trẻ này rất dễ gặp các vấn đề về tinh thần và thể chất nếu không được điều trị bệnh lý kịp thời.

Triệu chứng của bệnh suy giáp:

  • Da khô hoặc tái xanh, dễ bị lạnh.
  • Tình trạng táo bón.
  • Trí nhớ giảm sút, trầm cảm.
  • Giọng trở nên khàn đặc.
  • Đau khớp và các cơ.
  • Phụ nữ diễn ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Giảm hứng thú tình dục.

Cường giáp

Bệnh cường giáp là hội chứng phổ biến do nhiều bệnh gây nên và có thể do nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp… Bệnh cường giáp gây ra bởi tình trạng tăng hormone tuyến giáp khiến ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Một số triệu chứng của bệnh cường giáp có thể kể đến như:

  • Run tay không tự kiểm soát.
  • Bướu cổ do chứa tuyến giáp phình to.
  • Hồi hộp, đánh trống ngực do tim đập nhanh, khó thở.
  • Không chịu được những nơi có nhiệt độ cao hoặc thời tiết nóng nực.
  • Ra nhiều mồ hôi.
  • Cảm xúc thất thường, dễ cáu gắt.

Viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp là bệnh lý xảy ra do các kháng thể tấn công tuyến giáp gây nên. Ở giai đoạn này, tuyến giáp bị viêm khi xảy ra hoàn toàn tự nhiên hoặc có thể do sự xuất hiện của bướu giáp trước đó. Viêm tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone của giáp.

Triệu chứng của viêm tuyến giáp:

  • Người bệnh nhức đầu, mệt mỏi, ớn lạnh.
  • Vùng cổ bị sưng đau, đánh trống ngực và sụt cân.
  • Giai đoạn viêm tuyến giáp mạn tính có thể gây ra tình trạng bướu chèn ép vùng cổ gây cảm giác vướng, nuốt nghẹn.

Bướu nhân tuyến giáp

Bướu nhân tuyến giáp có đặc điểm là các cục cứng bên trong chứa chất đặc quánh hoặc chất lỏng. Vị trí của bướu nằm ở phía trên cổ, phía trên xương ức của người bệnh. Có rất nhiều người có bướu nhân này nhưng phần lớn chúng không gây tổn hại nào cho cơ thể. Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhỏ người bệnh có bướu nhân tuyến giáp này và phát triển thành ung thư.

Những triệu chứng của bướu nhân tuyến giáp:

  • Vùng cổ có sự gia tăng về kích thước hoặc có khối nhô ra tại cổ.
  • Người bệnh bị khó nuốt, khó thở và khàn giọng.
  • Xuất hiện chứng cường giáp và có thể tăng tiết mồ hôi, nhịp tim nhanh, sụt cân không rõ lý do và một số thay đổi tâm lý khi người bệnh dễ kích động.
  • Xuất hiện các triệu chứng suy giáp khi người bệnh sợ lạnh, mệt mỏi, táo bón và gặp các vấn đề về trí nhiws,

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào tại tuyến giáp, đó là sự xuất hiện của các tế bào ung thư gây nên các khối u ác tính tại tuyến giáp.

Khi mắc ung thư tuyến giáp tại giai đoạn đầu, người bệnh khó có thể nhận biết các triệu chứng. Tuy nhiên, khi khối u to có thể bộc lộ các triệu chứng như:

  • Khản giọng khiến giọng nói thay đổi.
  • Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân.
  • Tình trạng mệt mỏi, khó thở.
  • Sưng ở cổ.

Cách chữa bệnh tuyến giáp tại nhà

Cách chữa bệnh tuyến giáp tại nhà
Cách chữa bệnh tuyến giáp tại nhà

Hiện nay, ngoài các phương pháp y học hiện đại bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc điều trị bệnh tuyến giáp tại nhà:

Tảo bẹ

Tảo bẹ là loại rong biển giàu dưỡng chất và iod nên bạn có thể sử dụng để làm súp hoặc các món sa lát.

Nghệ

Tinh bột nghệ là loại dược liệu thiên nhiên rất có lợi cho sức khỏe. Thành phần của nghệ chứa magie và chất curcumin có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Với người bị mắc các bệnh tuyến giáp, hoàn toàn có thể uống tinh bột nghệ giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần thực đúng liều lượng và nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Cải bó xôi

Với những người bị bệnh tuyến giáp, ăn cải bó xôi cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng duy trì và cân bằng trạng thái của tuyến giáp. Do đó, cải bó xôi được nhiều người lựa chọn để chữa các bệnh lý tuyến giáp tại nhà.

Dầu dừa

Dầu dừa có chứa nhiều chất béo nhằm tăng cường trao đổi chất và giúp ngăn ngừa các vấn đề của tuyến giáp nhờ axit béo để chuyển thành năng lượng thúc đẩy và trao đổi chất. Khi bạn cảm thấy thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi thì có thể sử dụng 1 thìa dầu dừa cùng với một ly sữa để tăng cường trao đổi hormone.

Trứng

Trứng là nguồn dinh dưỡng tốt cho tuyến giáp bởi chứa nhiều kẽm, giúp tăng cường cholesterol máu ở bệnh nhân cường giáp. Bên cạnh đó, trong trứng còn chứa sắt tham gia vào quá trình tạo hồng cầu. Bệnh nhân thiếu máu do tình trạng thiếu sắt có nguy cơ cao bị suy tuyến giáp. Với một số bệnh nhân, việc dư thừa sắt trong có thể cũng gây ra một số rối loạn tuyến giáp nên cần lưu ý khi sử dụng.

Tam thất

Tam thất là loại dược liệu tốt cho sức khỏe vì có giá trị dinh dưỡng rất cao. Tam thất có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn do chứa saponin rất tốt nên có thể ức chế quá trình xâm nhập các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Bệnh nhân mắc một số bệnh tuyến giáp có thể sử dụng tam thất kết hợp với mật ong để uống hàng ngày.

Yoga

Yoga là một phương pháp tập luyện  giúp giảm mức độ căng thẳng của người bệnh. Theo một số nghiên cứu, yoga có thể làm giảm các triệu chứng của tuyến giáp và cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trên thực tế, căng thẳng khiến tình trạng căng thẳng là một trong những triệu chứng của các bệnh lý tuyến giáp. Thực hiện luyện tập một số bài tập yoga có thể tăng cường sức khỏe và cải thiện sức khỏe của tuyến giáp.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin về bệnh lý tuyến giáp, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp, bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây ảnh hưởng đến tuyến giáp. Nếu cần tư vấn thêm về các bệnh lý tuyến giáp, vui lòng liên hệ hotline… để được tư vấn thêm.

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvan