Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?
Vitamin B12 là chất dinh dưỡng thiết yếu với cơ thể và có trong nhiều thực phẩm hàng ngày. Khi ăn uống không khoa học cũng như không cân bằng chất dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu vitamin này. Thiếu vitamin B12 gây nên ảnh hưởng đến tâm lý, thể chất và gây tác động xấu đến sức khỏe. Vậy thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Cùng theo Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh dõi bài viết để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây thiếu và những bệnh có thể diễn ra nếu cơ thể thiếu vitamin B12.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin B12
Vitamin B12 là chất dinh dưỡng quan trọng được cơ thể hấp thu và cung cấp cho các cơ quan chức năng. Không chỉ vậy, cơ thể chúng ta có thể tích lũy vitamin B12 để sử dụng khi cần thiết và có thể tích lũy đến một vài năm. Khi càng lớn tuổi, cơ thể tổng hợp vitamin B12 càng trở nên khó khăn. Việc cơ thể khó hấp thụ vitamin B12 có thể xảy ra nếu bạn trải qua phẫu thuật hoặc đang uống quá nhiều rượu.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12 có thể kể đến như:
- Những người bị thiếu máu ác tính, không thể tạo ra yếu tố nội tại và gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm cũng như các thực phẩm chức năng.
- Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12 từ các loại thịt cá, trứng sữa. Nếu không ăn uống đầy đủ các thực phẩm này cơ thể có thể bị thiếu vitamin B12. Một số người ăn thuần chay có thể bị thiếu hụt nghiêm trọng, nếu không thực hiện xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sẽ khó xác định được đang thiếu vitamin B12.
- Người mắc bệnh viêm teo dạ dày khiến hoạt động của dạ dày kém đi và khả năng tiêu hóa cũng như khó hấp thụ vitamin B12.
- Rối loạn miễn dịch, các bệnh lý như ký sinh trùng, sự phát triển của vi khuẩn… gây cản trở hoạt động hấp thu vitamin B12.
Mặc dù việc hấp thụ vitamin B12 qua chế độ dinh dưỡng nhưng khả năng tiếp nhận vitamin B12 của cơ thể rất kém, chỉ khoảng 2% lượng chất có trong thực phẩm. Nếu thiếu hụt vitamin B12, bạn có thể gặp bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cách khiến cơ thể có đầy đủ lượng vitamin B12 cần thiết.
Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?
Những người thiếu vitamin B12 nhẹ thường không có những triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn phải đối mặt với các vấn đề tâm lý như:
Cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
Thiếu vitamin B12 có thể gây ra thiếu máu, cơ thể suy nhược, kiệt sức, mệt mỏi. Tình trạng này có thể kéo dài ngày qua ngày dù cho bạn có áp dụng nhiều biện pháp khắc phục nhưng không thuyên giảm. Nguyên nhân là do cơ thể bạn tạo ra ít tế bào hồng cầu khiến việc vận chuyển oxy kém hơn.
Nhiều người có thể nhầm lẫn các triệu chứng này với việc thiếu ngủ, hoạt động thể chất nhiều, căng thẳng… Tuy nhiên bạn cần đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm kiểm tra nồng độ vitamin trong máu tránh tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Tổn thương hệ thống thần kinh
Tình trạng các tế bào thần kinh bị suy nhược có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay. Một số người có trạng thái tê bì hai cánh tay sau khi ngủ dậy hoặc tê bì chân sau khoảng thời gian ngồi không quá lâu. Thiếu vitamin này có thể dẫn đến các tổn thương trầm trọng hơn và chuyển thành bệnh dị cảm nếu bỏ qua chúng. Ngoài ra, tổn thương hệ thần kinh có thể dẫn đến thoái hóa mô não, tủy sống, các dây thần kinh ngoại biên và dây thần kinh thị giác.
Giảm thị lực
Thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến bạn suy giảm thị lực, một số ít bệnh nhân có thể mắc bệnh thần kinh thị giác. Tình trạng này có thể gặp phải ở những bệnh nhân có chế độ ăn thuần chay, suy dinh dưỡng hoặc không tiêu thụ bất kỳ những thực phẩm có nguồn gốc thực vật nào.
Để tăng cường thị lực khi bị chẩn đoán thiếu vitamin B12, ngoài việc bổ sung vitamin B12, bạn nên bổ sung thêm vitamin E và DHA. Bổ sung các dưỡng chất này trong thời gian dài sẽ giúp thị lực tốt hơn, tăng độ nhạy của võng mạc và làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
Da dẻ tái nhợt
Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra tình trạng da dẻ tái nhợt và gây vàng ở tròng mắt trắng. Tình trạng thiếu máu khiến hồng cầu không sản xuất đúng cách, các tế bào hồng cầu phát triển lớn hơn, dễ vỡ và không thể phân chia. Vì vậy, lượng hồng cầu lưu thông trong máu bị giảm sút và khiến làn da của bạn nhợt nhạt hơn.
Viêm và sưng lưỡi
Sưng lưỡi là tình trạng lưỡi phồng to hơn bình thường và kèm theo những triệu chứng khác. Tình trạng viêm lưỡi là biểu hiện của thiếu vitamin B12 khiến lưỡi trở nên mềm đỏ và sưng đau. Triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian do quá trình tổng hợp DNA suy yếu khi bạn không đủ vitamin B12.
Nếu nhận thấy tình trạng lưỡi viêm và sưng, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Ngoài ra, việc nên bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như thịt, cá, trứng, sữa, nghêu, sò và các loại ngũ cốc là hoàn toàn cần thiết.
Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy
Thiếu vitamin B12 gây ra rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và chán ăn… tình trạng bệnh sẽ chuyển sang mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Những triệu chứng này sẽ được khắc phục nhanh chóng nếu người bệnh cung cấp đủ vitamin B12 cho cơ thể.
Hầu hết những bệnh nhân thiếu vitamin B12 trong trường hợp này đều do yếu tố nội tại, do một loại protein trong dạ dày tiết ra và cần thiết cho sự hấp thụ vitamin B12. Vì vậy, hệ tiêu hóa có thể khó tiếp nhận vitamin B12 trong trường hợp này. Một số bệnh nhân không thể cung cấp được vitamin qua đường uống có thể thực hiện bằng đường tiêm với liều lượng phù hợp với sự theo dõi của bác sĩ.
Cảm xúc thất thường, trầm cảm
Khi cơ thể thiếu hụt một số vitamin B quan trọng, có thể khiến bạn thay đổi tâm trạng, có cảm xúc thất thường và dẫn đến trầm cảm. Nguyên nhân là sự thiếu hụt này gây tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất chất serotonin trong não bộ. Đây là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh và cân bằng cảm xúc.
Ngoài việc đến khám với bác sĩ tâm lý, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng nếu lượng vitamin B12 trong cơ thể của bạn quá thấp.
Xương yếu hơn
Ngoài canxi và vitamin D, vitamin B12 là nhân tố hỗ trợ quá trình hình thành các tế bào tạo xương. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây nguy cơ loãng xương và ảnh hưởng đến xương, đặc biệt với những người cao tuổi thì tình trạng này rất phổ biến. Bệnh loãng xương nếu diễn biến quá nhanh có thể gây nguy cơ nứt xương và gãy xương.
Do những triệu chứng thiếu hụt vitamin có thể nhận biết khó hơn ở người cao tuổi nên sự thiếu hụt này sẽ diễn biến thầm lặng. Những người lớn tuổi thường hấp thụ các dưỡng chất và vitamin kém hơn nên trở nên thiếu minh mẫn, sa sút trí tuệ và suy giảm các chức năng hệ thần kinh.
Như vậy, việc thiếu hụt vitamin B12 gây ra những triệu chứng bệnh trên giúp bạn nhận biết và điều trị nhanh chóng. Có thể một số dấu hiệu cũng khiến bạn nhầm lẫn nhưng khi gặp phải những triệu chứng này, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe nhanh chóng và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Thực phẩm nên bổ sung vitamin B12
Cơ thể của mọi người đều có thể nhận đủ vitamin B12 bằng cách cân bằng đủ các thực phẩm thịt, hải sản, các sản phẩm từ sữa và trứng. Ngoài ra, cũng có một số sản phẩm chức năng giúp tăng cường vitamin B12. Tuy nhiên, những người thiếu vitamin B12 ưu tiên bổ sung bằng những thực phẩm, việc dùng thuốc hay thực phẩm chức năng chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và được bác sĩ chỉ định.
Tuy nhiên, không chỉ nên cân bằng đủ vitamin B12, bạn cần ăn uống đủ chất để nhận đủ lượng dinh dưỡng trong cơ thể giúp phát triển toàn diện và bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 bạn nên tham khảo để bổ sung cho cơ thể.
Nội tạng động vật
Động vật cũng nạp vitamin B12 từ những thực phẩm chúng ăn và dự trữ trong gan và luôn giữ được lượng vitamin này thông qua quá trình chế biến hoặc bảo quản thực phẩm. Một số loại gan động vật như cừu, bò, bê là những loại thực phẩm giúp bạn bổ sung vitamin B12 hiệu quả.
Ngoài ra, các loại gan còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như đồng, selen, vitamin A… Trong đó, gan cừu có hàm lượng vitamin B12 cao hơn so với những động vật khác. Việc bổ sung vitamin B12 qua nội tạng động vật cần được cân nhắc với những người thừa cân, béo phì, mỡ máu cao và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi những thực phẩm này chứa nhiều chất béo.
Ngao
Ngao còn có tên gọi khác là nghiêu hay nghêu chứa nhiều các vitamin như A, B, B12, sắt, phốt pho… Trung bình, 20 con ngao sẽ cung cấp khoảng 7000% hàm lượng vitamin B12 giá trị ăn mỗi ngày. Ngoài ra, ngao cũng là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt.
Thịt bò
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn. Thịt bò chủ yếu là protein nên phát triển và duy trì cơ thể. Vitamin B12 có trong thịt bò là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Theo số liệu nghiên cứu, hàm lượng vitamin B12 có trong thịt bò ít béo nhiều hơn thịt bò thông thường.
Cá hồi
Cá hồi luôn là thức ăn được nhiều người lựa chọn vì có hương vị thơm ngon và cả những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Vitamin B12 có trong cá hồi giúp cho các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả. Trung bình, trong 178 phile cá hồi, đáp ứng 208% hàm lượng vitamin B12 hàng ngày.
Nên ăn ít nhất hai phần cá mỗi tuần để cơ thể luôn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và giảm nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo nhiều cách chế biến cá hồi bởi thực hiện việc ăn cá thường xuyên có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Cá mòi
Cá mòi nổi tiếng là loại cá có hương vị thơm ngon và được nhiều người yêu thích bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như hương vị thơm ngon. Trong 150 gam cá mòi cung cấp khoảng 554% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày. Ngoài ra, trong cá mòi có chứa hàm lượng omega 3 tốt cho cơ thể, giúp hệ tim mạch luôn được khỏe mạnh.
Cá mòi chứa rất nhiều calo nên bạn cần sử dụng lượng vừa đủ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Cá mòi cũng chứa rất nhiều muối nên hãy kiểm tra nhãn trước khi mua sử dụng.
Cá ngừ
Cá ngừ là loại cá được yêu thích sử dụng bởi cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Cá ngừ có độ vitamin B12 cao ở phần cơ cá dưới da. Với mỗi 100 gram cá ngừ nấu chín cung cấp 10.9 mcg vitamin B12.
Cá ngừ là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng chứa nhiều thủy ngân và ký sinh trùng lớn. Do đó, cần thận trọng khi ăn cá ngừ sống và thực hiện ăn cá ngừ đúng cách sẽ đảm bảo an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm.
Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa
Sữa là loại thực phẩm có chế độ dinh dưỡng cao và có thể áp dụng với chế độ ăn thuần chay. Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là nguồn protein tuyệt vời bởi chứa vitamin, khoáng chất và cả vitamin B12. Một ly sữa nguyên chất (240ml) cung cấp 46% vitamin B12.
Sữa chua nguyên chất giúp cải thiện thiếu vitamin B12 ở những người thiếu vitamin này. Ngoài ra, cơ thể hấp thụ các loại vitamin B12 từ sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa tốt hơn hấp thu từ các loại thịt, cá trứng.
Một số loại sữa hạt như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa gạo không có nhiều vitamin B12 một cách tự nhiên nhưng có thể được bổ sung thêm vitamin này và giúp chúng trở thành nguồn cung cấp vitamin B12 tuyệt vời.
Trứng
Trứng có nhiều chất dinh dưỡng và cung cấp một lượng lớn khoáng chất. Ngoài ra, trứng rất giàu năng lượng, protein và các loại dinh dưỡng khác. Một trong những cách thưởng thức phổ biến với nhiều là trứng luộc và một số nghiên cứu đã chứng minh rằng lòng đỏ trứng có hàm lượng vitamin B12 cao hơn lòng trắng.
Trứng là thực phẩm tương đối ít calo, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và góp phần bảo vệ sức khỏe của mắt, não bộ và không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngũ cốc dinh dưỡng
Bột ngũ cốc dinh dưỡng là thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, E, magie và kẽm. Bột ngũ cốc rất giàu vitamin B12, giúp cân bằng đường huyết, chống lão hóa và giúp làm chậm quá trình chuyển hóa đường, phòng chống ung thư.
Bột ngũ cốc thường có lượng calo khá thấp nên bạn cũng có thể ăn kèm với sữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung ngũ cốc là tùy theo nhu cầu của từng người và nên được tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng bởi việc ăn quá nhiều ngũ cốc sẽ khiến axit trong dạ dày tăng cao, gây nên tình trạng khó tiêu.
Nấm hương
Nấm hương là loại nấm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày với hương vị thơm ngon và là thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Nấm hương chứa nhiều khoáng chất, chất đạm và vitamin. Đặc biệt vitamin B12 có trong nấm hương có thể đáp ứng được nhu cầu vitamin B12 hàng ngày của bạn.
Thực phẩm chức năng
Bổ sung vitamin B12 cho những người thiếu nhóm chất này bằng cách uống viên nén, tiêm bắp để có hiệu quả phục hồi vitamin B12 ở những người thiếu vitamin này.
Người lớn tuổi bị thiếu vitamin B12 có thể được bổ sung bằng các loại vitamin tổng hợp có chứa vitamin B12 để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin về thiếu vitamin B12 gây bệnh gì đến sức khỏe và các thực phẩm chứa vitamin B12 cần được bổ sung. Việc cân bằng dinh dưỡng giúp bạn có chất lượng cuộc sống tốt và sức khỏe tuyệt vời cũng như phòng tránh bệnh tật. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ đến hotline… để được các chuyên gia y tế giải đáp.