10 cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà

Ngày
31/7/2024 15:44

Thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây ra dị ứng nguy hiểm khi được sử dụng trong điều trị bệnh với những mức độ khác nhau, có thể xảy ra với bất cứ ai. Dị ứng thuốc kháng sinh có thể gây ra triệu chứng ảnh hưởng từ nhẹ đến vừa khi điều trị bệnh với những biểu hiện đa dạng và phong phú. Mặc dù, trên thực tế có nhiều loại thuốc gây dị ứng nhưng thuốc kháng sinh là loại thuốc gây dị ứng nhiều nhất. Cùng theo dõi bài viết mà Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ để tìm hiểu về cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh được nhiều người áp dụng hiệu quả với độ an toàn cao.

Dị ứng kháng sinh được hiểu như thế nào?

Dị ứng thuốc kháng sinh là mối nguy hiểm có thể xảy ra cho bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Phản ứng dị ứng thuốc kháng sinh là phản ứng có hại do thuốc kháng sinh, có thể gây dị ứng ngay lập tức nhưng cũng có thể xuất hiện sau vài ngày. Dị ứng thuốc kháng sinh không phải do việc sử dụng quá ít hay quá nhiều thuốc bởi kể cả khi bạn sử dụng đúng liều vẫn có nguy cơ xảy ra dị ứng.

Dị ứng thuốc kháng sinh là phản ứng bất lợi khi sử dụng thuốc, hệ miễn dịch của cơ thể đang phản ứng một cách quá mức để chống lại những loại thuốc đang sử dụng. Những người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng thuốc và những người khác có thể bị dị ứng cao hơn như:

  • Người bị dị ứng với một số thực phẩm, dị ứng với thuốc hoặc các tác nhân gây dị ứng khác.
  • Mắc một số bệnh liên quan đến phản ứng như HIV.
  • Trong gia đình có người bị dị ứng thuốc.
  • Sử dụng thuốc quá hạn sử dụng.
  • Tự ý dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của y bác sĩ.

Hầu hết tất cả mọi người hay cả bác sĩ đều không thể biết trước được một bệnh nhân sẽ bị dị ứng thuốc kháng sinh hay không. Dùng kháng sinh lần đầu có thể làm hệ thống miễn dịch nhạy cảm hơn và tăng nguy cơ phản ứng nghiêm trọng khi sử dụng lần kế tiếp. Thông thường, dị ứng thuốc kháng sinh thường có biểu hiện bên ngoài da là ngứa. Nếu người bệnh cố tình dùng thuốc kháng sinh đã gây ra dị ứng thì phản ứng dị ứng sẽ nặng hơn và có thể xảy ra tử vong.

Dấu hiệu dị ứng với thuốc kháng sinh

Dấu hiệu dị ứng với thuốc kháng sinh
Dấu hiệu dị ứng với thuốc kháng sinh

Tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có những mức độ dị ứng thuốc khác nhau. Khi bị dị ứng với thuốc kháng sinh, bạn có thể gặp các biểu hiện dị ứng thuốc kháng sinh sau đây:

Phát ban, nổi mẩn ngứa

Da nổi mẩn ngứa, bong tróc hoặc sưng tấy, xuất hiện những nốt mụn nhỏ hoặc nổi mề đay sau khi uống thuốc. Với những triệu chứng nghiêm trọng, da có thể phồng rộp, bong tróc hoặc sưng tấy, xuất hiện những vết mụn nhỏ li ti hoặc nổi mề đay. Bệnh nhân dễ dàng có thể nhận thấy những vết mẩn, ban đỏ xuất hiện trên da tạo thành từng mảng và gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Nốt ban đỏ có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc từ một đến vài tuần.

Tình trạng mẩn ngứa thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch giải phóng một số chất hóa học sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng mẩn ngứa xuất hiện và biến mất không kéo dài quá 24 giờ và hiếm khi tồn tại trên da quá lâu.

Phù Quincke

Phù Quincke hay còn được biết đến với tên gọi là phù mạch, đặc trưng bởi sự sưng to của niêm mạc da và sự tổn thương của da với các cấu trúc dưới da một cách đột ngột và rõ ràng. Tình trạng phù Quincke có thể xuất hiện độc lập hoặc đi kèm với những triệu chứng mày đay. Mặc dù tình trạng này không phổ biến xuất hiện sau khi uống thuốc nhưng có thể là một trong những biểu hiện của sốc phản vệ và có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Hội chứng hồng ban đa dạng

Hồng ban đa dạng là phản ứng nặng và gây nguy hiểm sau khi bị dị ứng thuốc sau vài giờ đến vài ngày sau đó. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và ngứa ngáy khắp người, hồng ban xuất hiện ở mu bàn tay hoặc bàn chân và lan xuống gốc các chi hướng về phía thân mình. Đối với phần lớn các trường hợp, có thể tự khỏi mà không cần can thiệp và không có biến chứng.

Trong trường hợp bị dị ứng thuốc kháng sinh nặng, bệnh nhân có thể sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng với những biểu hiện như: đau quặn bụng và buồn nôn, hạ huyết áp, mất ý thức, khó thở… Vì vậy, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để được điều trị ngay lập tức.

10 Cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà

  • 1. Ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức
  • 2. Sử dụng thuốc trị dị ứng
  • 3. Uống nước đầy đủ
  • 3. Kiểm soát các phản ứng
  • 5. Sử dụng thuốc chữa dị ứng Corticosteroids
  • 6. Chườm lạnh
  • 7. Nghỉ ngơi
  • 8. Sử dụng kem chống ngứa
  • 9. Tắm rửa
  • 10. Chống nắng kỹ càng

Những cách xử lý khi bị dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà được áp dụng khi người bệnh ở tình trạng nhẹ và trung bình. Có rất nhiều người thắc mắc khi không biết làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh hay dị ứng uống thuốc gì. Bị dị ứng thuốc phải làm sao, hãy giữ bình tĩnh để xử lý dị ứng theo những cách dưới đây:

Cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà
Cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà

1. Ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức

Ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức khi bạn có dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Ngoài ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc.

2. Sử dụng thuốc trị dị ứng

Một trong những cách trị dị ứng từ nhẹ đến trung bình là sử dụng các loại thuốc kháng histamin là biện pháp điều trị dị ứng thuốc hiệu quả bệnh. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng dẫn điều trị phù hợp. Thuốc kháng histamin chỉ giúp làm giảm triệu chứng và tránh các tác nhân gây dị ứng dứt điểm. Trong một số trường hợp, việc tìm căn nguyên gây bệnh cần có sự hướng dẫn của nhân viên y tế và cần được thăm khám để có kết quả chính xác nhất.

3. Uống nước đầy đủ

Uống nước hoặc bổ sung Oresol giúp bổ sung lượng chất lỏng và điện giải giúp cơ thể bù nước và giúp quá trình phục hồi nhanh hơn, đây là cách chữa dị ứng thuốc tây hiệu quả. Một số loại nước uống khuyên dùng cho người bị dị ứng thuốc là nước lọc, nước khoáng, nước ép trái cây.

3. Kiểm soát các phản ứng

Các phản ứng có thể xảy ra nhanh chóng sau khi sử dụng thuốc và sẽ gây ra những phản ứng không mong muốn. Nếu bệnh nhân có các phản ứng dị ứng nguy hiểm hoặc sốc phản vệ thì nên đặt bệnh nhân nằm thoải mái tại chỗ và hạn chế nhiều người tụ tập xung quanh nhằm tạo môi trường thoáng khí. Lúc này, nên để tư thế chân cao đầu thấp cho bệnh nhân giúp ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột.

5. Sử dụng thuốc chữa dị ứng Corticosteroids

Thuốc chống viêm Corticosteroids có tác dụng kháng viêm, ức chế miễn dịch làm giảm các triệu chứng dị ứng, kích ứng. Corticosteroids có hiệu quả nhanh chóng nhưng cần được sử dụng theo liều lượng quy định nhằm giảm thiểu các triệu chứng một cách hiệu quả.

6. Chườm lạnh

Chườm lạnh là một cách đơn giản để cải thiện sự khó chịu do dị ứng gây ra và đá sẽ làm giảm cơn ngứa, sưng tấy và ngăn chặn tổn thương lan rộng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, sử dụng đá để chườm không nên dùng quá lâu và tránh những vết thương hở. Ngoài ra, không nên chườm đá trực tiếp mà cần bọc trong lớp vải sạch để tránh gây bỏng lạnh.

7. Nghỉ ngơi

Đôi khi, việc nghỉ ngơi và giảm căng thẳng có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn và giảm triệu chứng dị ứng.

8. Sử dụng kem chống ngứa

Nếu bạn có triệu chứng dị ứng sau khi uống thuốc, sử dụng kem chống ngứa có thể giúp giảm cảm giác ngứa và khó chịu. Các loại kem chống ngứa có thể là dạng kem hoặc lăn, có thể dễ dàng mua tại hiệu thuốc.

9. Tắm rửa

Theo một số chuyên gia, khi bị dị ứng nếu tắm rửa đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể giúp hạn chế vi khuẩn trú ngụ trên da và giảm nguy cơ viêm nhiễm cũng như tổn thương da. Người bị dị ứng nên tắm bằng nước ấm, tắm ở nơi kín gió, giữ ấm cơ thể và lau khô người bằng khăn mềm, sạch và nhanh chóng mặc quần áo để tránh cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh.

10. Chống nắng kỹ càng

Bị dị ứng thuốc tây nên làm gì, sau khi da bị dị ứng sẽ nhạy cảm hơn và có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy nếu ra ngoài mà không mặc áo chống nắng cũng như quần áo bảo vệ da. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại kem chống nắng giúp bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời. Người bị dị ứng có thể bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời.

Giải pháp phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Đi đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất
Đi đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất

Ngoài những thắc mắc về dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị, bạn cũng cần tìm hiểu những giải pháp giúp giảm nguy cơ dị ứng thuốc. Thực tế, dị ứng thuốc chỉ phát hiện khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng phản ứng và những lần dị ứng tiếp theo thường nghiêm trọng hơn so với lần đầu. Ngoài ra, cũng không nên lạm dụng thuốc điều trị dị ứng mà chỉ nên dùng tạm thời. Dưới đây là những cách phòng ngừa dị ứng mà mọi người cần nhớ:

  • Không tự ý sử dụng thuốc, mua thuốc mà không có sự hướng dẫn hay chỉ định của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân thường mua theo đơn thuốc của người khác mà không chú ý đến cơ địa và sức khỏe của mỗi người là khác nhau nên việc sử dụng thuốc giống người khác là điều hoàn toàn không nên.
  • Trước khi uống thuốc cần phải thử phản ứng của cơ thể với loại thuốc đó ví dụ đặt vào lưỡi với thuốc uống, bôi thử một lượng nhỏ vào vùng da sau tai. Nếu không xảy ra bất cứ phản ứng gì thì có thể tiếp tục sử dụng thuốc.
  • Mỗi lần đi khám bệnh, nên thông báo cho bác sĩ biết mình đang bị dị ứng với thuốc nào sẽ giúp bác sĩ tránh dùng nhóm thuốc đó để kê đơn.
  • Nếu sau khi sử dụng thuốc gây dị ứng thì nên ngừng hoàn toàn loại thuốc đang uống và thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng để được khắc phục và đổi thuốc để điều trị.
  • Trường hợp hay mắc phải dị ứng cần chuẩn bị các thuốc chống dị ứng trong người để để phòng trường hợp khẩn cấp.
  • Trường hợp bị dị ứng nặng, sử dụng thuốc dị ứng không thuyên giảm và gặp phải hiện tượng khó thở, nôn thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý phù hợp.

Bài viết trên đã chia sẻ thông tin về dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng rằng, bạn sẽ chủ động trang bị những kiến thức về dị ứng cho bản thân để có thể khắc phục trong trường hợp cần thiết. Đây là cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh hiệu quả. Nếu còn các thắc mắc về dị ứng thuốc nên làm gì, vui lòng gọi đến hotline… để được giải đáp nhanh chóng.

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvan