100g khoai môn có bao nhiêu calo?
Khoai môn từ trước đến nay luôn là một trong những loại thực phẩm quen thuộc, được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Không chỉ có hương vị ngọt bùi, thơm ngon, khoai môn còn mang lại những lợi ích thiết thực và nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe của bạn. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn 100g khoai môn bao nhiêu calo, ăn khoai môn có gây béo không hay ăn khoai môn có tác dụng gì. Chính vì thế, bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cần biết giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về thắc mắc khoai môn có bao nhiêu calo, tác dụng của khoai môn đối với sức khỏe như thế nào.
Xem thêm: 1 củ cà rốt có bao nhiêu calo
Giải đáp: 100g khoai môn bao nhiêu calo, ăn khoai môn có béo không?
Khoai môn là loại củ nằm trong họ Ráy (Môn họ), thường được trồng phổ biến ở những quốc gia vùng cận nhiệt đới hay nhiệt đới ẩm, điển hình là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Củ khoai môn có “ngoại hình” màu nâu mộc mạc cùng hương vị thơm ngon, bùi béo đặc trưng và được nhiều người ưa thích sử dụng để chế biến các món ăn chính hay ăn vặt.
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều giống khoai môn khác nhau bao gồm khoai môn nghệ, khoai môn tím, khoai môn dọc tím, khoai môn dọc trắng, khoai môn túi… Trong số đó phổ biến hơn cả và được dùng một cách rộng rãi là loại khoai môn dọc trắng. Phần ruột của khoai môn có màu trắng và điểm thêm các đốm màu tím. Khi được nấu chín, khoai môn thường có kết cấu tương tự với khoai tây cùng vị ngọt nhẹ, hương thơm dễ chịu.
Theo các chuyên gia, thành phần của khoai môn gồm nhiều dưỡng chất quan trọng giúp duy trì một sức khỏe tốt. Có thể kể đến như carbohydrate giúp cung cấp năng lượng, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, các chất chống oxy hóa và chống viêm giúp hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại, các loại vitamin như A, B6, C, E và nhiều khoáng chất như kali, magie, mangan, sắt, phốt pho, kẽm, đồng… cần thiết cho hoạt động sống.
Với hàm lượng dồi dào các chất dinh dưỡng kể trên, vậy 100g khoai môn bao nhiêu calo và liệu ăn khoai môn có béo không? Theo đó, trong 100g khoai môn sẽ chứa khoảng 110 - 112 calo nhưng chỉ có 0,1g chất béo, chỉ số đường huyết ở mức trung bình và không chứa cholesterol. Bên cạnh đó, khoai môn còn giàu chất xơ cùng nhiều khoáng chất và các loại vitamin khác có lợi cho sức khỏe. Chất xơ của loại củ này ngoài ra còn giúp tạo cảm giác no lâu hơn, nhờ vậy mà sẽ hạn chế được lượng thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể.
Điều này cho thấy khoai môn là loại thực phẩm phù hợp với những ai đang có nhu cầu giảm cân, với đặc tính giúp kiểm soát cân nặng và lượng đường huyết bên trong cơ thể. Thế nhưng, cũng cần phải khẳng định rằng nếu bạn chỉ ăn khoai môn mà không kết hợp với một chế độ dinh dưỡng cân đối cũng như luyện tập phù hợp thì khó có thể nhận được hiệu quả tốt. Do đó, để việc giảm cân đạt kết quả tích cực và duy trì cân nặng hợp lý thì bạn cần tạo dựng thói quen lành mạnh, khoa học trong chế độ sinh hoạt của mình.

Những lợi ích của khoai môn với sức khỏe là gì?
Ngoài câu hỏi 100g khoai môn bao nhiêu calo, nếu như bạn đang thắc mắc ăn khoai môn có tác dụng gì thì hãy cùng chúng tôi tham khảo những lợi ích của loại củ này ngay dưới đây:
1. Tác dụng của khoai môn với hệ tiêu hóa
Nhắc đến những công dụng của khoai môn đối với sức khỏe thì trước hết phải kể tới lợi ích cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Lý do là bởi trong khoai môn có chứa thành phần 27% lượng chất xơ mà bạn cần hấp thụ hàng ngày từ khẩu phần ăn uống của mình. Cũng chính vì vậy mà khoai môn sẽ có nhiều tác dụng giúp hệ tiêu hóa được ổn định và khỏe mạnh.
Việc sử dụng khoai môn đúng cách ngoài ra còn hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp như đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, trung tiện nhiều lần… Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì sức khỏe tổng thể cũng tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
2. Ăn khoai môn đúng cách để tăng cường đề kháng
Thành phần của khoai môn bao gồm các chất chống oxy hóa và một số hoạt chất khác giúp hỗ trợ kháng khuẩn, điều hòa hệ miễn dịch, duy trì đường huyết ở mức ổn định. Tất cả những đặc tính này có khả năng phối hợp cùng các hợp chất hoạt tính sinh học như glycoalkaloids, phenolic, axit phytic, saponin, thêm vào đó còn có protein hoạt tính sinh học. Bởi vậy mà bạn hoàn toàn có thể tận dụng lợi ích này của khoai môn giúp nâng cao sức đề kháng của bản thân để cơ thể được khỏe mạnh.
3. Khoai môn có tác dụng gì: Thúc đẩy quá trình lưu thông máu
Khoai môn có chứa tinh bột kháng (loại tinh bột không được ruột non tiêu hóa đúng cách nên sau đó sẽ được đưa tới ruột già). Vai trò của tinh bột kháng được biết đến như một loại chất nền có tác động đến quá trình lên men, sản xuất ra các axit béo của cơ thể.
Theo đó, trong trường hợp này thì phản ứng đường huyết và insulin sẽ giảm đi sau bữa ăn, mức độ cholesterol trong máu và chất béo trung tính cũng thấp đi giúp cải thiện insulin cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó mà các mạch máu tự do cũng được duy trì hoạt động bình thường, quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
4. Lợi ích của khoai môn đối với sức khỏe tim mạch
Sở dĩ khoai môn cũng tốt cho hệ tim mạch là bởi lượng chất xơ có trong nó sẽ giúp giảm bớt cholesterol xấu LDL, thành phần tinh bột kháng có lợi cho quá trình máu lưu thông trong cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng kali dồi dào của khoai môn cũng rất cần thiết cho các hoạt động thường ngày cũng như duy trì sức khỏe nói chung. Khoáng chất kali không những tạo ra điều kiện thuận lợi để các màng và mô của cơ thể vận chuyển chất lỏng mà còn làm giảm áp lực lên thành mạch máu, giúp các tĩnh mạch được thư giãn và giảm chỉ số huyết áp.
5. Khoai môn giúp hỗ trợ phòng tránh bệnh tiểu đường
Hàm lượng chất xơ mà khoai môn sở hữu có công dụng làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giúp điều chỉnh sự phóng thích glucose và insulin, góp phần kiểm soát được lượng đường có trong máu. Còn đối với những trường hợp người đang bị tiểu đường, việc bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu chất xơ điển hình như khoai môn sẽ mang lại lợi ích giúp hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết.
6. Công dụng của khoai môn: Hỗ trợ phòng tránh ung thư
Khoai môn có tác dụng gì, loại thực phẩm này có thể giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và có lợi ích trong việc loại bỏ đi các gốc tự do tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ra khỏi cơ thể. Đó là nhờ vào thành phần vitamin A, C cùng các hoạt chất chống oxy hóa có mặt trong củ khoai môn. Không chỉ vậy, hoạt chất cryptoxanthin của khoai môn còn được nghiên cứu là có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng…
Lưu ý cần biết khi lựa chọn và sử dụng khoai môn
Qua những thông tin được cung cấp trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho mình về các câu hỏi như 100g khoai môn bao nhiêu calo, khoai môn có tác dụng gì đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng khoai môn đúng cách và nhận được những lợi ích từ loại thực phẩm này thì bạn cũng đồng thời nên lưu ý một vài vấn đề như dưới đây:
Ăn nhiều khoai môn có tốt không?

Bất cứ loại thực phẩm nào dù tốt đến đâu nhưng nếu bạn lạm dụng quá mức cũng đều gây ảnh hưởng cho sức khỏe, bao gồm cả khoai môn. Cụ thể là ăn quá nhiều khoai môn sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, dễ tăng cân và làm tăng đờm ở những người đang gặp chứng ho đờm.
Cần lưu ý gì khi sử dụng khoai môn?
Mặc dù khoai môn có nhiều lợi ích với sức khỏe của chúng ta, thế nhưng nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc đang mắc các bệnh như nổi mề đay, chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… thì nên cân nhắc trước hoặc tốt hơn hết là tránh sử dụng loại thực phẩm này để tránh làm cho các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bạn cần tránh việc dùng khoai môn đã bị mọc mầm bởi sẽ dẫn đến những vấn đề như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…
Hướng dẫn cách lựa chọn khoai môn ngon
Một số kinh nghiệm chọn mua khoai môn ngon mà bạn có thể tham khảo là:
- Quan sát phần vỏ ngoài: Nên lựa chọn những củ có vỏ ngoài không bị nấm mốc hay thối rữa. Thông thường những củ khoai có nhiều đất ẩm xung quanh là còn tươi vì mới đào lên. Ngoài ra củ có nhiều mắt khoai (lỗ trũng) sẽ ngon và bùi hơn.
- Kiểm tra trọng lượng: Bạn cầm 2 củ 2 bên tay để xem xét trọng lượng và nên chọn củ khoai nào nhẹ hơn. Lý do là bởi củ khoai có trọng lượng nhẹ thường ít nước, khi nấu chín sẽ ngọt bùi hơn. Ngược lại khoai nhiều nước dễ bị sượng và có vị nhạt.
- Kết cấu của mặt cắt ngang: Nếu củ khoai đã được cắt làm đôi, bạn nên lựa chọn những củ có ruột màu đỏ tím đậm, tránh mua củ nào có màu nhạt vì sẽ không ngon.
Những món ăn ngon chế biến từ khoai môn
Khoai môn có thể được sử dụng để chế biến được nhiều món ăn ngon như sau:
- Món chính: Vịt nấu khoai môn, xôi khoai môn, khoai môn hấp tôm thịt, nem khoai môn…
- Món ăn chơi: Khoai môn lệ phố, bánh khoai môn chiên/hấp, snack khoai môn, mứt khoai môn, khoai môn chiên…
- Món tráng miệng, giải khát: Chè khoai môn, kem khoai môn, trà sữa khoai môn
- Món chay: Canh khoai môn nấu ngô ngọt, chả khoai môn hấp chay…
Trên đây là những thông tin giải đáp 100g khoai môn bao nhiêu calo, ăn khoai môn có béo không và tác dụng của khoai môn đối với sức khỏe là gì. Nhìn chung, khoai môn có nhiều lợi ích khác nhau nhưng bạn vẫn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp khoai môn cùng các loại thực phẩm đa dạng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy sử dụng khoai môn đúng cách để nhận được những lợi ích thiết thực và chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!