100g khoai sọ có bao nhiêu calo?
Khoai sọ là loại thực phẩm quen thuộc và có nhiều chất dinh dưỡng đối với sức khỏe, tuy nhiên nhiều người lại băn khoăn 100g khoai sọ bao nhiêu calo, liệu có gây béo hay không. Đặc biệt là những ai đang có kế hoạch giảm cân thì luôn cần phải quan tâm đến lượng calo nạp vào cơ thể của mình hàng ngày. Vậy cụ thể 100g khoai sọ có bao nhiêu calo, ăn khoai sọ có tác dụng gì, có thể giảm cân được không? Nếu như bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay giải đáp của chuyên gia trong bài viết sau đây.
Xem thêm:
100g khoai sọ bao nhiêu calo, ăn khoai sọ có béo không?
Khoai sọ (Colocasia esculenta) là một loại củ thuộc họ Ráy, có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ. Nghiên cứu đã cho thấy thân của cây khoai sọ được chia thành 2 phần, trong đó phần rễ (thân chính) sẽ phình to tạo thành củ (1 củ cái cùng nhiều củ con mọc ở xung quanh), còn ở phía trên được gọi là thân giả sẽ phát triển các bẹ lá của cây.
Tại Việt Nam, một số giống khoai sọ phổ biến có thể kể đến như khoai sọ dọc trắng, khoai sọ trắng, khoai sọ núi… Ngoài khoai sọ mọc dại thì hiện nay loại củ này cũng được trồng khá nhiều tại một số vùng nông thôn. Nhiều người ưa thích khoai sọ bởi không chỉ có hương vị thơm ngon mà đây còn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Trước khi đến với giải đáp 100g khoai sọ bao nhiêu calo, chúng ta sẽ cùng điểm qua thành phần dinh dưỡng có trong loại củ này. Theo đó, trong 100g khoai sọ bao gồm 1,1g protein, 0,2g chất béo, 3,6g chất xơ cùng nhiều khoáng chất thiết yếu như kali, natri, magie, sắt, canxi, phốt pho, vitamin C, glucose, fructose… Mặc dù so với khoai lang hay khoai môn thì kích thước của khoai sọ sẽ nhỏ hơn, thế nhưng lượng tinh bột của nó lại cao hơn với 19,2g trong 100g củ, cũng chính bởi điều này mà nhiều người lo lắng ăn khoai sọ có béo không.
Về thắc mắc 100g khoai sọ bao nhiêu calo, chuyên gia dinh dưỡng cho biết cứ 100g khoai sọ thường sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 115 - 118 calo và lượng chất béo chỉ rất ít. Trong khi đó, mỗi người trưởng thành sẽ cần từ 2000 calo (đối với nữ giới) cho đến 2500 calo (đối với nam giới) hàng ngày, do vậy chúng ta có thể thấy rằng lượng calo trong khoai sọ là khá thấp, có thể phù hợp để sử dụng trong thực đơn nếu như bạn đang cần giảm bớt cân nặng.
Khoai sọ cũng là thực phẩm giàu chất xơ nên khi nạp vào cơ thể bạn sẽ thấy no lâu hơn, kiểm soát cảm giác thèm ăn và mang lại tác dụng giúp giảm cân. Bên cạnh đó, thành phần chất xơ trong khoai sọ còn kích thích cơ thể trao đổi chất tốt hơn, hỗ trợ đào thải mỡ dư thừa, nhất là ở những vị trí dễ bị tích mỡ như vùng bụng, đùi và mông.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý rằng mặc dù khoai sọ có chứa hàm lượng calo thấp nhưng cách chế biến cũng sẽ làm thay đổi calo của thực phẩm. Bạn không nên chiên, rán hoặc làm bánh từ khoai sọ bởi điều này sẽ khiến lượng calo tăng lên đáng kể, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình giảm cân, thậm chí còn làm cân nặng của bạn tăng lên nhanh hơn.

Tìm hiểu ăn khoai sọ có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Như chúng ta đã biết, khoai sọ là một loại củ giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chính bởi điều này mà ngoài vấn đề băn khoăn trong 100g khoai sọ bao nhiêu calo thì tác dụng của khoai sọ như thế nào cũng được nhiều người quan tâm đến. Dưới đây sẽ là tổng hợp những lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe mà bạn đọc có thể tham khảo, tìm hiểu thêm:
1. Khoai sọ giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể
Khoai sọ không chứa quá nhiều calo nhưng lại nhiều tinh bột (chủ yếu là tinh bột khoáng) hơn so với khoai lang hay khoai môn. Thêm vào đó, khoai sọ cũng rất ít chất béo và còn là nguồn cung cấp các khoáng chất và nhiều protein có lợi đối với sức khỏe. Chính vì thế, khi đảm bảo ăn khoai sọ đúng cách kết hợp với những loại thực phẩm khác thì bạn sẽ có thể nạp đủ năng lượng giúp cơ thể duy trì tốt các hoạt động thường ngày.
2. Tác dụng của khoai sọ giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa
Nhiều người thường có suy nghĩ khi bị táo bón, đầy hơi hay khó tiêu thì không nên ăn các loại khoai, ví dụ như khoai sọ. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy khoai sọ sẽ mang lại lợi ích cải thiện hệ tiêu hóa bởi thành phần của loại thực phẩm này rất giàu chất xơ, hỗ trợ khắc phục và phòng ngừa chứng táo bón do phân cứng, khó thải ra ngoài. Không chỉ vậy, trong khoai sọ còn chứa carbohydrate phức hợp với khả năng làm chậm lại quá trình tiêu hóa, vì vậy mà sẽ giúp nhuận tràng, hạn chế hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.
3. Ăn khoai sọ có tác dụng gì: Tăng cường lưu thông máu
Trong thành phần của khoai sọ cũng bao gồm nhiều khoáng chất sắt và đồng cần thiết với cơ thể cho quá trình tái tạo, sản sinh các tế bào máu, ngoài ra còn thúc đẩy tốc độ trao đổi chất diễn ra được thuận lợi hơn. Bởi vậy, nếu như đang gặp phải tình trạng thiếu máu hoặc cần bổ sung chất sắt cho cơ thể thì bạn hãy thêm khoai sọ vào thực đơn ăn uống của mình.
4. Khoai sọ mang đến lợi ích cho sức khỏe tim mạch
Sở dĩ khoai sọ lại tốt cho hệ tim mạch là bởi khoáng chất kali trong loại thực phẩm này đóng vai trò quan trọng đối với chất dịch và các tế bào của cơ thể, giúp hỗ trợ giảm đi lượng muối dư thừa. Nhờ đó ăn khoai sọ đúng cách có thể kiểm soát và giảm huyết áp, đồng thời góp phần làm ổn định nhịp tim và phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, củ khoai sọ giàu chất xơ cũng có khả năng làm hạn chế bớt lượng cholesterol xấu, thành phần tinh bột kháng giúp giảm mức độ dự trữ chất béo, giảm độ nhạy với insulin…
5. Công dụng của khoai sọ giúp ngăn ngừa suy nhược cơ thể
Thêm một tác dụng của khoai sọ mà bạn không nên bỏ qua đó là giúp phòng tránh hiện tượng suy nhược cơ thể, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn. Điều này được giải thích là do củ khoai sọ giàu gluxit, mà cơ thể bạn sẽ cần đến khoảng 60 - 70% năng lượng từ gluxit trong tổng số nhu cầu năng lượng cần có. Do đó, canh khoai sọ nấu với thịt hoặc móng giò sẽ là món ăn phù hợp với những người đang bị suy nhược, cơ thể gầy yếu hoặc mới ốm dậy nhằm giúp bổ sung dưỡng chất, bồi bổ cho sức khỏe.
6. Ăn khoai sọ giúp nâng cao hoạt động miễn dịch
Nếu bạn đang băn khoăn ăn khoai sọ có tác dụng gì thì câu trả lời là giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch bởi trong loại củ này có chứa vitamin C và giàu các chất chống oxy hóa. Khi được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ mắc phải các bệnh lý gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt, một số nghiên cứu còn chứng minh rằng hoạt chất Cryptoxanthin của khoai sọ có khả năng ngăn ngừa, giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng hay ung thư phổi.
7. Khoai sọ có tác dụng chống lão hóa cho làn da

Chị em phụ nữ chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua khoai sọ nếu như biết đến tác dụng chống lão hóa da của nó. Theo đó, hàm lượng vitamin A và E có trong loại củ này có thể làm chậm lại quá trình làn da bị lão hóa, đồng thời còn giúp làm mờ các vết thâm, giảm bớt nếp nhăn, tái tạo các tế bào da đang gặp thương tổn, hư hại, duy trì độ đàn hồi của chúng để mang đến cho bạn một làn da sáng khỏe.
8. Lợi ích của khoai sọ giúp làm giảm bớt mệt mỏi
Ăn khoai sọ với lượng vừa đủ, sử dụng theo đúng cách sẽ giúp bạn giảm đi cảm giác mệt mỏi, giải tỏa căng thẳng, có thêm năng lượng cho các hoạt động và công việc hàng ngày. Khoai sọ có hiệu quả khá tốt trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn, đặc biệt hàm lượng bột đường của loại thực phẩm này cũng ở mức thấp nên không làm chỉ số glucose trong máu gia tăng
9. Hỗ trợ quá trình điều trị ở người bệnh viêm thận
Người mắc bệnh viêm thận có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung thêm khoai sọ trong thực đơn dinh dưỡng của mình, bởi đây là một thực phẩm giàu photpho và chứa nhiều vitamin cần thiết. Một số món ăn bổ dưỡng mà bệnh nhân có thể sử dụng như canh khoai sọ nấu rau muống, canh khoai sọ với thịt, cháo khoai sọ ăn kèm một ít đường…, tuy nhiên khi chế biến bất cứ món ăn nào thì bạn cũng cần lưu ý giảm đi lượng gia vị.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng khoai sọ
Thông qua những giải đáp 100g khoai sọ bao nhiêu calo hay tác dụng của khoai sọ là gì, chắc hẳn bạn đọc đều đã có cho mình thêm nhiều thông tin hữu ích về loại thực phẩm này. Ngoài ra, nhằm giúp cho mọi người có thể sử dụng khoai sọ theo đúng cách, hợp lý thì chuyên gia cũng đã chia sẻ một số điều cần lưu ý như sau:
- Cách ăn khoai sọ giảm cân là chỉ nên sử dụng 1 - 2 củ/ngày, và bạn cũng không nên ăn quá nhiều ngày trong vòng 1 tuần mà cần kết hợp với những thực phẩm khác. Đồng thời xây dựng chế độ luyện tập hàng ngày giúp tiêu thụ năng lượng cơ thể.
- Khoai sọ là loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, thế nhưng bạn cần tránh việc ăn quá nhiều bởi sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây tác dụng phụ làm tích mỡ và khiến cân nặng tăng lên nhanh hơn.
- Khoai sọ cần được nấu chín trước khi sử dụng, bởi việc ăn khoai sọ sống hoặc chưa được chế biến kỹ sẽ ảnh hưởng đến đường ruột cũng như hệ tiêu hóa, thêm vào đó còn có thể dẫn đến phản ứng ngứa miệng và ngứa bên trong cổ họng.
- Lựa chọn những củ khoai sọ còn tươi, trong quá trình sơ chế nên đeo găng tăng nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với phần nhựa ngoài của củ và gây kích ứng trên da.
- Những trường hợp cần hạn chế việc sử dụng khoai sọ: Người bị sỏi thận (do khoai sọ chứa thành phần canxi oxalat), người bệnh Gout (thành phần purin trong khoai sọ có khả năng chuyển hóa thành axit uric) và người có cơ địa dễ dị ứng, hoặc đã từng có tiền sử bị dị ứng khi ăn các loại củ thuộc họ Ráy.
Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có lời giải đáp cho mình về câu hỏi 100g khoai sọ bao nhiêu calo, tác dụng của khoai sọ đối với sức khỏe như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng. Mặc dù khoai sọ có hàm lượng calo không quá cao, tuy nhiên bạn vẫn cần lên kế hoạch xây dựng thực đơn khoa học, kết hợp khoai sọ với những loại thực phẩm khác nhằm đảm bảo quá trình giảm cân đạt hiệu quả và an toàn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và sở hữu vóc dáng hình thể như ý muốn!